Những kêu gọi cải cách Lịch sử Liên Xô (1953–1985)

Khi không khí chính trị càng ngày càng được nói lỏng từ khi bãi bỏ chế độ Stalin, một phong trào cải cách lan lên các cấp cao của đảng vẫn có thể sống sót khi Khrushchyov bị trục xuất năm 1964.

Đáng chú ý nhất là những cải cách về hướng thị trường năm 1965, dựa trên ý tưởng của nhà kinh tế Xô viết Evsei Liberman, và được thủ tướng Aleksei Kosygin ủng hộ, đó là một cố gắng nhằm sửa sang lại hệ thống kinh tế và đương đầu với các vấn đề ngày càng rõ nét ở mức độ doanh nghiệp. Những cải cách của Kosygin kêu gọi trao cho các doanh nghiệp công nghiệp nhiều quyền hơn về kiểm soát khả năng sản xuất của họ và một số uyển chuyển về lương bổng. Hơn nữa họ tìm cách chuyển các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp về hướng tạo ra lợi nhuận, cho phép họ đưa một phần lợi nhuận vào quỹ riêng. Tới cuối những năm 1960, Liên bang xô viết vẫn duy trì một mức tăng trưởng cao hơn phương Tây. Trong chiều hướng này, một số chuyên gia Xô viết và Nga đã cho rằng các cuộc cải cách của Kosygin năm 1965 – không phải các cuộc cải cách của Gorbachev những năm 1980 – là cơ hội cuối cùng để cải biến sự lãnh đạo của nền kinh tế hành chính mệnh lệnh Xô viết và giúp dân chúng thoát khỏi sự thiếu thốn hàng tiêu dùng mà họ đã phải đối mặt trong những năm cuối thập kỷ 1980.

Tuy nhiên, kiểu cách của lãnh đạo mới đặt ra một số vấn đề cho chính những chính sách cải cách của họ. Sự lãnh đạo tập trung tìm kiếm điều hoà những quyền lợi của nhiều lĩnh vực khác nhau của quốc gia, đảng và nền kinh tế quan liêu. Kết quả, các bộ kế hoạch và quân đội - những lĩnh vực bị đe doạ nhiều nhất từ các cải cách của Kosygin – đã có thể ngăn cản các cố gắng nhằm cải cách triệt để.

Lo sợ một sự chuyển rời khỏi những kiểm soát chi tiết và kế hoạch trung ương như ở trên, các bộ kế hoạch - số lượng của chúng sinh sôi nhanh chóng - chống trả và bảo vệ quyền lực cũ của họ. Các bộ kiểm soát nguồn cung và hoàn trả sự thi hành, và vì thế là một nhân tố quan trọng của xã hội Xô viết. Đề giữ vững quyền kiểm soát nền công nghiệp, các nhà lập kế hoạch bắt đầu đưa ra nhiều chỉ dẫn chi tiết để làm chậm lại cải cách, treo quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp.

Trong lúc đó, Kosygin, thiếu sức mạnh và sự ủng hộ để phản công lại ảnh hưởng của họ. Vì các cải cách đó nhằm mục tiêu tăng cường khả năng sản xuất bằng cách bỏ bớt số nhân công dư thừa, hỗ trợ từ phía công nhân bị giảm thiểu. Mặc dù giới lãnh đạo doanh nghiệp kiếm được nhiều nhất từ cải cách, những ủng hộ của họ cũng thờ ơ, với nỗi sợ hãi rằng cải cách cuối cùng sẽ trở nên dao động. Cuối cùng, vào năm 1968, có một ví dụ không may mắn về vụ Mùa xuân Praha ở Tiệp Khắc, nơi một giai đoạn tự do hoá chính trị đã chấm dứt vào ngày 20 tháng 8 khi 200.000 quân khối Hiệp ước Warsaw và 5.000 xe tăng tràn vào đất nước, tiếp đó là học thuyết Brezhnev.

Đầu những năm 1970, quyền lực của đảng có liên quan tới nền kinh tế quan liêu và quân sự đã bị suy yếu đáng kể. Xung lượng cho cải cách kinh tế và chính trị bị ngăn cản mạnh mẽ tới tận khi Mikhail Gorbachev nổi lên vào những năm giữa 1980.

Năm 1980 một phong trào cải cách nổi lên ở Ba Lan, Công đoàn đoàn kết, bị dập tắt khi lãnh đạo chính phủ Ba Lan là Wojciech Jaruzelski tuyên bố thiết quân luật, sợ rằng một sự phản kháng tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Công đoàn đoàn kết sẽ dẫn tới một sự can thiệp quân sự của Liên bang Xô viết như Czechoslovakia đã phải chịu trong phong trào Mùa xuân Praha. Tuy nhiên, Công đoàn đoàn kết vẫn sống sót qua những năm luật quân sự và sẽ tiếp tục làm xói mòn ảnh hưởng và sự kiểm soát của Liên Xô trên Ba Lan.